Về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
quy định tại Điều 14 Thông tư số 80/2012/TT-BTC như sau:
Chấm dứt mã số thuế là gì?
” Điều 14. Chấm dứt
hiệu lực mã số thuế
Chấm dứt hiệu lực mã số
thuế là thủ tục cơ quan thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng
trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế. Cơ quan thuế thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm
dứt hiệu lực sử dụng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh
chấm dứt hoạt động, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục
chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Đối với cá nhân chết, mất tích hoặc mất năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực
hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Tổ chức sau khi đã làm
thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nếu hoạt động trở lại phải thực hiện đăng
ký thuế để được cấp mã số thuế mới. Cá nhân sau khi đã làm thủ tục chấm dứt
hiệu lực mã số thuế, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế phải thực hiện thủ tục đăng ký
thuế với cơ quan thuế để được sử dụng lại mã số thuế đã được cấp trước đây.”
Như vậy, khi đã
thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà công ty muốn hoạt động
trở lại phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới.
Thủ tục đăng ký
thuế được quy định tại Điều 23, Điều 24 Luật quản lý thuế
như sau:
” Điều 23. Hồ sơ đăng ký thuế
1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân
kinh doanh bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân
không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định
đầu tư đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá
nhân.”
” Điều 24. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
1. Tổ chức, cá nhân kinh
doanh đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.
2. Tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ
chức, cá nhân đó có trụ sở.
3. Cá nhân đăng ký thuế
tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú hoặc nơi tạm trú.”
Tại điểm b, khoản 1 Điều 4 Thông tư số
166/2013/TT-BTC quy địnhvề hình thức xử phạm vi phạm như sau:
” b) Đối với hành
vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện
hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm
là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính
thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.
Đối với các trường hợp
theo quy định của pháp luật cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế, miễn
thuế, giảm thuế thì thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền
thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, hành
vi trốn thuế là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn
thuế, miễn thuế, giảm thuế.”
Tại khoản 2 điều này quy định
như sau:
” 2.
Thời hạn truy thu thuế
Quá thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp
đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp
tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày
phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp, người nộp
thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số
tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước,
kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính
về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Trường hợp kỳ tính thuế
có hành vi vi phạm nếu được gia hạn nộp thuế thì thời hiệu xử phạt tính từ ngày
kế tiếp ngày được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đến ngày ra quyết định xử lý.”
Tại khoản 9 Điều 9 Thông tư
này quy định như sau:
” 9.
Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản
1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền
chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản
quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trường hợp chậm nộp hồ
sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số
thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai
thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế
phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai
thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền
thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định
thuế.”
Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành
chính và phải nộp tiền thuế nợ thì được mở mã số thuế.
Xem thêm:
Chính sách thuế đối với các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho NLĐ
Tổ chức lại, Giải thể và Phá sản Doanh nghiệp