Nguyên tắc áp dụng hiệp
định tránh đánh thuế hai lần, áp dụng hiệp định, luật thuế, cácluật liên quan
và một số trường hợp từ chối áp dụng hiệp định trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi
hiệp định trong thông tư 205/2013/TT-BTC cụ thể như sau
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định
Khi
áp dụng, xử lý thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định tại từng
Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có).
Điều 5. Áp dụng Hiệp định, luật thuế và các luật có liên quan
1.
Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại
luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định.
2.
Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật
thuế trong nước. Trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có
quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuế với một mức thuế
suất nhất định nhưng pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam chưa có quy định
thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thuế suất thấp hơn thì
áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam, nghĩa là
không thu thuế hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp hơn.
3.
Khi Việt Nam thực hiện các quy định tại Hiệp định, nếu có các thuật ngữ chưa được
định nghĩa tại Hiệp định, thì các thuật ngữ chưa được định nghĩa sẽ có nghĩa
như quy định tại pháp luật của Việt Nam cho các mục đích thuế tại thời điểm đó.
Đối với một thuật ngữ chưa được định nghĩa tại Hiệp định và chưa được định
nghĩa hoặc đồng thời được định nghĩa tại pháp luật của Việt Nam và của Nước ký
kết Hiệp định với Việt Nam thì Nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước sẽ thực
hiện giải quyết vấn đề qua thủ tục thỏa thuận song phương. Đối với một thuật ngữ
đồng thời được định nghĩa tại pháp luật thuế và các pháp luật khác, định nghĩa
tại pháp luật thuế sẽ được áp dụng để thực hiện Hiệp định.
Điều 6. Một số trường hợp từ chối áp dụng Hiệp định trên cơ sở
nguyên tắc hưởng lợi Hiệp định
Trừ
khi được quy định khác tại Hiệp định về giới hạn hưởng lợi Hiệp định, Cơ quan
thuế Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng Hiệp định trong các trường hợp sau:
1.
Người đề nghị đề nghị áp dụng Hiệp định đối với số thuế đã phát sinh quá ba năm
trước thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.
2.
Khi mục đích chính của các hợp đồng hoặc các thỏa thuận là để được hưởng miễn
hoặc giảm thuế theo Hiệp định.
3.
Người đề nghị áp dụng Hiệp định không phải là người chủ sở hữu thực hưởng của
khoản thu nhập mà số thuế liên quan đến khoản thu nhập đó được đề nghị miễn, giảm
theo Hiệp định. Người chủ sở hữu thực hưởng có thể là một cá nhân, một công ty
hoặc một tổ chức nhưng phải là đối tượng có quyền sở hữu và kiểm soát đối với
thu nhập, tài sản, hoặc các quyền tạo ra thu nhập. Khi xem xét để xác định một
đối tượng là một người chủ sở hữu thực hưởng, Cơ quan thuế sẽ xem xét toàn bộ
các yếu tố và hoàn cảnh liên quan đến đối tượng đó trên cơ sở nguyên tắc “bản
chất quyết định hình thức” vì mục tiêu của Hiệp định là tránh đánh thuế hai lần
và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế. Trong các trường hợp sau đây, một đối tượng sẽ
không được coi là một người chủ sở hữu thực hưởng:
a)
Khi người đề nghị là một đối tượng không cư trú có nghĩa vụ phân phối hơn 50%
thu nhập của mình cho một đối tượng cư trú của nước thứ ba trong phạm vi 12
tháng kể từ khi nhận được thu nhập;
b)
Khi người đề nghị là một đối tượng không cư trú không có (hoặc hầu như không
có) bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trừ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc các
quyền tạo ra thu nhập;
c)
Khi người đề nghị là một đối tượng không cư trú có hoạt động kinh doanh, nhưng
số lượng tài sản, qui mô kinh doanh hoặc số lượng nhân viên không tương xứng với
thu nhập nhận được;
d)
Khi người đề nghị là một đối tượng không cư trú không có (hoặc hầu như không
có) quyền kiểm soát hoặc định đoạt và không phải gánh chịu hoặc gánh chịu rất
ít rủi ro đối với thu nhập, hoặc tài sản hoặc các quyền tạo ra thu nhập;
đ)
Khi các thỏa thuận cho vay hoặc cung cấp bản quyền hoặc cung cấp dịch vụ kỹ thuật
giữa người đề nghị là một đối tượng không cư trú và các đối tượng tại Việt Nam
bao gồm các điều kiện và điều khoản trong một thỏa thuận khác mà người đề nghị
đang có với một bên thứ ba nhưng trong thỏa thuận khác đó người đề nghị là người
nhận khoản vay, bản quyền hoặc dịch vụ kỹ thuật;
e)
Khi người đề nghị là một đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không
thu thuế thu nhập hoặc thu thuế thu nhập với mức thuế suất thấp (dưới 10%)
không phải với các lý do khuyến khích đầu tư được quy định tại Hiệp định;
g)
Khi người đề nghị là một đại lý, một công ty trung gian (trừ trường hợp một đại
lý, một công ty trung gian đề nghị áp dụng Hiệp định theo ủy quyền của một chủ
sở hữu thực hưởng).
Một
đại lý trung gian hoặc một công ty trung gian là một công ty được thành lập tại
một Nước ký kết chỉ để có một hình thức pháp lý cần thiết tồn tại chỉ cho mục
đích tránh hoặc giảm thuế hoặc chuyển lợi nhuận mà không tham gia vào các hoạt
động kinh doanh thiết yếu như sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ.
Xem thêm: Thủ tục hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần