1. Khái quát về ngân sách nhà nước.
Từ trước đến
nay, các Nhà nước thường có ba cách để động viên một phần thu nhập xã hội cho
nguồn ngân sách Nhà nước: quyên góp, vay và dùng quyền lực để buộc dân phải
đóng góp. Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự nguyện và tự giác của dân
chúng, riêng hình thức dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập
của mình cho Nhà nước – đó là Thuế, lệ phí.
Ngân sách Nhà nước được
thể hiện trên các mặt sau:
* Ngân sách Nhà nước
là công cụ huy động huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước.
* Ngân sách Nhà nước
là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: vai trò được thể hiện trên 2 mặt sau:
- Thứ nhất, Ngân sách Nhà nước là công cụ
định hướng hình thành cơ cấu nền kinh tế mới, khích thích phát triển sản xuất
kinh doanh và chống độc quyền.
- Thứ hai, ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng
trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát.
* Ngân sách Nhà nước
là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân
cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
2. Phân tích vai trò của thuế.
2.1. Thuế
là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất
trong xã hội vào NSNN
Đây
là vai trò quan trọng nhất của thuế đối với nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của
pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh
phải dựa chủ yếu vào nguồn thu ngân sách nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
- Thuế chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu NSNN.
Nhà nước có thể thu ngân sách
từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng
thuế. Vì mang tính không hoàn trả trực tiếp nên nhà nước có thể yên tâm dùng
thuế làm công cụ chủ yếu để thu ngân sách, phục vụ các chi tiêu của quốc gia mà
không phải lo lắng về nghĩa vụ bồi hoàn hay trả nợ. Hàng năm, thuế luôn đóng
góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước.
Với việc
đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng thu ngân sách nhà nước,
thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong việc huy động tài
chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc gia.
- Nhà nước huy động thuế vào
ngân sách nhà nước bằng cả hình thức thu trực tiếp lẫn gián tiếp
Nhà nước sử dụng công cụ thuế để thu ngân sách khá triệt để bằng cả hai
hình thức là thu trực tiếp (thuế trực thu) và thu gián tiếp (thuế gián thu).
Dù là bằng hình thức trực tiếp
hay gián tiếp, mọi đối tượng thực hiện các hoạt động, giao dịch để có được thu
nhập, thu được lợi ích đều phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Phương pháp
này giúp Nhà nước quản lý rất hiệu quả công tác thu ngân sách của mình, hạn chế
tối đa được thất thu ngân sách.
Thuế là nguồn động viên GDP
vào NSNN
Thuế là nguồn động viên GDP vào ngân
sách nhà nước để chính phủ có tiền thực hiện các nhiệm vụ
chi tiêu công, nhằm thực hiện việc phân phối lại tổng sản phẩm cho xã hội. Hiện
nay, thuế chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
2.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước
đối với nền kinh tế và đời sống xã hội
Thứ nhất : Thông qua pháp lệnh về
thuế, Nhà nước chủ động tác động đến cung - cầu của nền kinh tế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
* Đối với sản xuất:
+ Nhà nước sử dụng thuế nhằm bảo hộ sản
xuất trong nước, khuyến khích hoặc hạn chế các ngành sản xuất mong muốn.
Thực tế, đối với các ngành sản xuất yếu
kém trong nước, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu kém cả về giá cả
và chất lượng, nếu muốn duy trì và phát huy các ngành này, buộc nhà nước phải
có chính sách bảo hộ nhất định để hạn chế được tính cạnh tranh gay gắt từ các mặt
hàng nhập khẩu cùng loại, và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tăng sản xuất.
Nhà nước có thể điều tiết, hướng dẫn tiêu
dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất sẵn có
trong nước theo mức độ tỷ lệ nội địa hoá, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của
hàng hoá trong nước, đặc biệt trong tiến trình hội nhập hiện nay, làm cho hàng
hoá trong nước có sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa cũng như thị trường
quốc tế.
+ Thông qua thuế nhập
khẩu, chính sách thuế sẽ tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường, là công
cụ hữu hiệu để hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực đầu
tư kém hiệu quả sang lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hơn. Đối với những hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu…
phục vụ sản xuất, việc đánh thuế với thuế suất thấp có tác dụng làm giảm chi
phí “đầu vào” của sản xuất, giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước có điều kiện
đổi mới công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đánh thuế
hàng nhập cao, giá hàng nhập đắt sẽ khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong
nước. Với điều kiện đó, hàng sản xuất trong nước có thế cạnh tranh hơn,
giá thành hạ so với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực thì vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ bị hạn chế do thực hiện các
cam kết khu vực và quốc tế. Hơn nữa nếu các quốc gia quá dựa vào vai trò bảo hộ
từ thuế nhập khẩu, không những làm cho chính sách thuế nhập khẩu ảnh hưởng
không lợi đến chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước trong bối cảnh mới, mà
còn làm cho nền sản xuất trong nước trì trệ, kém phát triển, nhân dân thường
xuyên phải dùng hàng hoá với giá đắt và mẫu mã không được đổi mới theo xu thế
phát triển của khu vực và thế giới
Ví dụ: Điển hình là
ngành sản xuất ô tô. Theo cam kết WTO, tất cả các loại ôtô chở người đều
quy về một mức thuế suất NK là 47%. Trong khi theo cam kết ASEAN/AFTA, ôtô chở
người dưới 9 chỗ trong khu vực này NK vào VN sẽ áp mức thuế suất 0% từ năm
2018.
Do đó, hiện nay Việt nam vẫn đang duy trì mức
thuế suất NK ô tô rất cao, nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa.
+ Khuyến khích hoặc hạn
chế sản xuất kinh doanh một số ngành nghề
Với việc thiết kế và
xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành, vùng khác nhau, Nhà
nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn, then chốt và
các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa..
Chính sách thuế phân biệt theo thuế suất cao,
thấp khác nhau đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối với từng sản phẩm,
dịch vụ, tuỳ thuộc vào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã hội, tự nó đã
có tác dụng điều chỉnh việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong xã hội.
- Việc áp dụng các hình
thức ưu đãi (thuế suất, thời gian miễn giảm thuế…) đối với hàng hoá, dịch vụ
phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường sẽ làm cho giá cả hàng hoá
dịch vụ đó giảm xuống. Khi giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm thì lượng cầu sẽ tăng
lên. Để đáp ứng cho sự gia tăng về cầu hàng hoá, các doanh nghiệp sẽ mở rộng
quy mô sản xuất nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn.
- Ngược lại, khi áp dụng thuế suất cao, giá
tăng sẽ có giảm sút về cầu, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp
sẽ tìm lĩnh vực đầu tư mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục đích sản xuất
mặt hàng khác có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn.
+ Với chính sách ưu đãi qua thuế suất, thời gian miễn giảm
của thuế TNDN, Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư trong nước cũng như đầu tư
nước ngoài vào những ngành, những lĩnh vực và những vùng cần khuyến khích đầu
tư.
Chẳng hạn: áp dụng mức thuế
suất thấp và miễn giảm hấp dẫn đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực,
ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư như các cơ sở sản xuất mới thành lập; đầu tư ở
miền núi, hải đảo, các vùng có nhiều khó khăn
* Đối với tiêu dùng
Để hạn chế hay khuyến khích tiêu dùng,
Nhà nước xây dựng một biểu thuế phù hợp,
tác động trực tiếp đến tâm lý tiêu dùng của người dân.
Ví dụ 1:
Đối với mặt hàng hạn chế tiêu dùng là thuốc lá, Nhà nước tiến hành tăng thuế
suất từ 30% lên 50% và dự kiến tăng kịch sàn theo quy định của WTO là 100%.
Các nghiên cứu cho thấy, khi
giá thuốc lá tăng 10% sẽ làm giảm ít nhất 5% lượng thuốc lá tiêu thụ.
Ví dụ 2: Hay việc quy định các mức thuế suất đối với thuế thu nhập cá nhân cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến tiêu dùng. Thuế tăng cao, đồng nghĩa với việc thu nhập giảm,
người dân buộc phải có những điều chỉnh trong chi tiêu thích hợp để hài hòa
ngân sách của chính mình.
Thuế có vai trò phục vụ yêu cầu
tài trợ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vai trò tích cực của thuế với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn có thể được xem xét ở góc độ tài trợ. Tài trợ từ
thuế được thực hiện bằng phương pháp: trực tiếp hay gián tiếp.
Một là, thực hiện các thuế suất đặc biệt,
cho miễn giảm thuế nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế có thêm thu nhập
để giải quyết yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho sự phát
triển kinh tế – xã hội.
Hai là, qua nguồn
thu tăng nhiều từ thuế, Nhà nước có thêm vốn ban đầu cho các cơ sở, địa phương,
vùng lãnh thổ có khó khăn trong việc thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế hoặc tài trợ cho các trường hợp dạy nghề để người lao động có trình
độ thấp đáp ứng được yêu cầu phục vụ các ngành cần trình độ kỹ thuật công nghệ
cao được hình thành trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát
triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch,
xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hỗ trợ lưu thông nguyên, nhiên, vật liệu,
tiêu thụ hàng hoá hay xây dựng các công trình thuỷ lợi ở những vùng thường xảy
ra hạn hán nhằm nâng cao được năng suất lao động, bảo đảm được an toàn lương thực
trong hoàn cảnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp càng bị thu hẹp trong quá
trình đô thị hoá.
Thứ hai: Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát
Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều
biến động, khủng hoảng, suy thoái… và kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn
phát triền, thị trường luôn có những biến động khó lường. Để kiểm soát được những
biến động này, Nhà nước phải sử dụng kết hợp rất nhiều biện pháp và chính sách
đồng thời. Trong đó, có sự tham gia của chính sách thuế.
Sự tăng giá liên tục của thị trường gây ra
tình trạng lạm phát khó kiểm soát. Đối với các mặt hàng có sự tăng giá liên tục
Nhà nước buộc phải có các chính sách thuế nhằm hỗ trợ điều chỉnh giảm giá.
2.3. Góp phần đảm bảo sự
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về thuế đã được áp dụng
thống nhất cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư
Sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về
thuế tại Việt Nam được thể hiện rõ từ
quá trình ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật. Cụ thể đó là mọi nguồn
thu từ thuế, lệ phí đều do Quốc hội hoặc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh và được áp dụng thực hiện
thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thêm vào đó, tính thống nhất còn được
thể hiện qua việc hệ thống thuế ở nước ta không chia thành các sắc thuế quốc
gia và các sắc thuế địa phương như ở một số nước.
Thứ hai, chính sách động viên giống nhau giữa các
đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có cùng một điều kiện hoạt động
Để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về cạnh
tranh, lợi ích cũng như sự phát triển hài hòa giữa các chủ thể trong xã hội thì
mức thuế suất được sử dụng để động viên là như nhau đối với các chủ thể có cùng
một điều kiện hoạt động, và đi cùng với điều kiện hoạt động khác nhau là các mức
thuế suất khác nhau. Minh họa cho đặc điểm này, có thể lấy vị dụ về mức thuế suất
theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016, Theo đó, thuế suất chung áp dụng
cho các doanh nghiệp là 20%, tuy nhiên sẽ có những ưu đãi thuế nhất định đối với tất cả các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu
tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Ví dụ:
Doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Sơn La
(thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn.
Thứ ba, Thuế góp phần giảm bớt khoảng cách giàu
nghèo thông qua việc điều tiết thu nhập
Trong nền kinh tế thị trường , thu nhập của mỗi
cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như khả năng và trình độ lao động, vị
trí công tác, quyền sở hữu về tài sản của cá nhân đó. Tuy nhiên, các yếu tố nói
trên của mỗi cá nhân thường không giống nhau nên đã tạo ra sự khác biệt về thu
nhập của mỗi người. Chính sự khác biệt ấy là nguồn gốc tạo ra sự phân cực giàu
nghèo, là sự bất bình đẳng trong xã hội. Và thuế là công cụ chính được nhà nước
sử dụng để điều hòa vĩ mô thu nhập xã hội, thông qua cả hai hình thức thuế trực
thu và thuế gián thu.
+ Đối với
thuế trực thu
Đây là loại thuế được
nhà nước sử dụng để động viên và điều tiết trực tiếp thu nhập của các chủ thể
trong xã hội, Trong đó điển hình là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân với biểu thuế luỹ tiến
từng phần đã giúp đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo
thông qua việc điều tiết mạnh thu nhập của
những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức độ hợp lý đối với các cá nhân có
thu nhập trung bình hoặc thấp.
Thông thường, thuế
thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế,
không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia
đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu
thuế cũng tăng thêm. Thêm vào đó còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá
nhân mang gánh nặng xã hội.
Tại Việt Nam biểu thuế suất thuế TNCN như sau:
Bậc
thuế
|
Phần
thu nhập tính thuế/ năm
|
Phần
thu nhập tính thuế/tháng
|
Thuế
suất (%)
|
1
|
Đến 60
|
Đến 5
|
5
|
2
|
Trên 60 đến
120
|
Trên 5 đến 10
|
10
|
3
|
Trên 120 đến
216
|
Trên 10 đến 18
|
15
|
4
|
Trên 216 đến
384
|
Trên 18 đến 32
|
20
|
5
|
Trên 384 đến
624
|
Trên 32 đến 52
|
25
|
6
|
Trên 624 đến
960
|
Trên 52 đến 80
|
30
|
7
|
Trên 960
|
Trên 80
|
35
|
Biểu thuế luỹ tiến từng
phần (điều 22- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007)
Với nước ta, Luật thuế thu
nhập cá nhân hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu đảm bảo công bằng.Vì như đã biết tính chất công bằng trong một chính sách
thuế liên quan đến cả công bằng dọc và công bằng ngang. Công bằng dọc tức là người có thu nhập cao hơn phải đóng góp nhiều hơn, trong
khi công bằng ngang phải đảm bảo mức đóng góp như nhau cho những người có thu
nhập ngang bằng nhau. Và có một thực tế ở nước ta hiện nay đó là không phải người
nào giàu nhất cũng đang đóng thuế nhiều nhất nhưng lại có những nhóm người
nghèo lại phải gánh những khoản thuế quá mức so với thu nhập và nhu cầu tối thiểu
cho cuộc sống của họ. Do đó, việc cải cách cơ chế tiền lương theo hướng minh bạch,
chẳng hạn như giảm các khoản phụ cấp không qua lương, sẽ góp phần làm tăng tính
hiệu quả cho công cuộc cải cách thuế hướng đến mục tiêu công bằng hơn và hiệu
quả hơn.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là công cụ quan trọng để thực hiện chức
năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh bình đằng. Theo đó,
doanh nghiệp nào với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh
thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập
cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng
lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm
chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập
doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm
bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được
công bằng, hợp lý.
+
Đối với thuế gián thu
Có thể kể đến các loại
thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu..
Thuế gián thu điều tiết thu nhập thực tế có
khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với hàng hóa dịch vụ cao
cấp, đánh thuế thấp với các hàng hóa dịch vụ thiết yếu đảm bảo đời sống của dân
cư.
Ví dụ:
Nhà nước đánh thuế cao đối
với mặt hàng ô tô – đây là loại hàng hóa mà chỉ những người có thu nhập cao mới
mua được. Mặt hàng này phải chịu thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt với
mức thuế suất rất cao. Trong khi đó lương thực, thực phẩm – những mặt hàng thiết
yếu cho đời sống người dân thường chỉ phải chịu mức thuế thấp hoặc không đánh
thuế.
Thứ tư, Nguồn thuế
thu được, một phần được sử dụng để phân phối lại cho các đối tượng chính sách,
khó khăn trong xã hội.
Thuế là nguồn thu chủ yếu để hình thành nên ngân sách nhà nước và nhà nước
sẽ sử dụng ngân sách để trang chải cho các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện
vai trò và chức năng của mình. Trong các khoản chi của nhà nước thì khoản chi
liên quan đến chi phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, chi các chương trình mục
tiêu để hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, những người thuộc diện chính
sách, đối tượng khó khăn… luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi ngân sách
của nhà nước. Và đặc biệt đối với Việt Nam- đất nước đang phấn đấu thực hiện mục tiêu xã hội chủ
nghĩa- thì các khoản chi tiêu này là một trong số các ưu tiên hàng đầu trong
quá trình phân bổ ngân sách của nhà nước.
3.
Vai Trò của kế toán thuế
KTT
có trách nhiệm bảo vệ và giải trình thành công mọi kết quả kê khai về thuế trước
cơ quan thuế.
- Luật thuế Giá trị gia tăng
- Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Luật thuế thu nhập cá nhân
- Các vấn đề về hóa đơn