1/ Sai tên và địa chỉ của người mua
nhưng đúng mã số thuế
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 3 của TT26/2015-TT-BTC, trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người
mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản và không phải
lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện
theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Như vậy: Không
thu hóa đơn viết sai mà chỉ cần lập biên bản điều chỉnh
2/ Sai mã số thuế của người mua hoặc
người bán hoặc sai đơn vị tính; hoặc sai số tiền viết bằng chữ. Đây chỉ là lỗi
sai thông tin trên hóa đơn mà không ảnh hưởng đến số tiền trên hóa đơn
=> Nếu 2 bên chưa kê khai thuế: Căn
cứ Điểm 2 Điều 20 của TT39, trường
hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch
vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa
kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản
thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể
hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá
đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
Như vậy: Nếu 2 bên chưa kê khai
thuế thì lập biên bản thu hồi hóa đơn và viết hóa đơn mới
=> Nếu 2 bên đã kê khai thuế: Căn
cứ Điểm 2 Điều 20 của TT39/2014/TT-BTC, trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì
người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ
sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều
chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia
tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn
điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu
ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Như vậy: Không
thu hồi hóa đơn viết sai mà lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và và viết hóa đơn
điều chỉnh
Do
việc sai sót không ảnh hưởng đến doanh thu và số thuế phải nộp nên hai bên Lập
biên bản điều chỉnh và Lập hóa đơn điều chỉnh là nhằm mục đích hoàn thiện lại
chứng từ cho đúng với quy định về hóa
đơn mà không phải kê khai điều chỉnh hồ sơ khai thuế mà lưu giữ cùng với hóa
đơn đã lập có sai sót
Xem thêm bài viết:
Lập hóa đơn kiêm vận chuyển nội bộ, chi nhánh, đại lý
Tổng quan về chế độ kế toán