Như chúng ta đã biết, trong khoảng thời
gian 90 ngày đầu một năm tài chính, doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải thực hiện
hàng loạt những công tác cần thiết cho mục đích kê khai thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN). Một trong số đó là thực hiện việc tạm nộp số thuế TNDN cho quý
cuối cùng của năm tài chính vừa kết thúc. Đối với những doanh nghiệp có năm tài
chính kết thúc vào ngày 31/12/2017, thì hạn chót nộp thuế TNDN cho quý cuối
cùng của năm tài chính 2017 là ngày 30/1/2018. Ngoài ra doanh nghiệp cần lưu ý
là nếu tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp
theo quyết toán năm từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối
với phần chênh lệch từ 20% trở lên tính từ ngày 31/1/2018 đến ngày thực nộp số
thuế còn thiếu.
Do đó, doanh nghiệp nên lưu ý thời hạn nộp
và yêu cầu về số tiền thuế phải nộp như đã đề cập, rà soát số thuế TNDN đã tạm
nộp trong kỳ và đối chiếu với số thuế TNDN ước tính phải nộp theo quyết toán. Nếu
có chênh lệch như đã lưu ý trên, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành tạm nộp
phần còn thiếu để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và giảm thiểu
rủi ro bị phạt chậm nộp. Nếu quý khách hàng cần thêm thông tin hay hỗ trợ từ
chúng tôi về công tác chuẩn bị tờ khai thuế, xin vui lòng liên lạc ngay với
chúng tôi.
Phương
pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý như sau:
Thuế TNDN tạm tính quý là khoản thuế phát sinh
trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp. Theo quy định mới nhất hiện hành
2016, DN phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ
30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế
TNDN tạm tính hàng quý.
Cách tính Thuế TNDN
tạm tính quý Theo thông tư 78/2014/TT-BTC:
1. Tính Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế xác định bằng công thức:
Thu
nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Trong
trường hợp doanh
nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác
nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế
suất tương ứng
Trong
đó:
Doanh thu: là toàn bộ tiền
bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá,
phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
- Đối với doanh nghiệp
nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Chi phí được trừ: là những Khoản
chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật. Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu
đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường
hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy
định của pháp luật.
2. Xác định phần thu nhập tính
thuế
Thu nhập tính thuế
trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn
thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức:
Thu
nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ
được kết chuyển theo quy định)
3. Tính số thuế TNDN phải nộp
Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:
Thuế TNDN phải
nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất thuế TNDN
Xem thêm:
Hướng dẫn kê khai thuế TNDN
Hướng dẫn kê khai và nộp thuế tài nguyên
Phương pháp tính Thuế nhà thầu