Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế


Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định chuyển quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Theo công ước Viên: Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở tại các nước khác nhau.

Theo quan điểm của Việt Nam luật thương mại 2005 tại Điều 27: Mua bán hàng hoá quốc tế”:

1)      Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập và chuyển khẩu như sau:

+ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).

+ Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 2).

+ Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam” (Điều 29 Khoản 1).

+ Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam” (Điều 29 Khoản 2).

+ Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30 Khoản 1).

2)      Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

-        Chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (cơ sở kinh doanh đăng ký ở hai nước khác nhau)

-        Chủ thể của hợp đồng là Bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu). Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá (Counter value) cân xứng với giá trị đã được giao (Contract with consideration).

-        Ðối tượng của hợp đồng này hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc tính (Specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (Generic goods). khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá). Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới hải quan quốc gia

-        Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với ít nhất một trong hai bên

Cơ sở pháp lý của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

-   Điều ước Quốc tế: Công ước Viên và các hiệp định song phương hoặc đa phương.

-   Luật quốc gia của Việt Nam: Luật dân sự, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác

-   Tập quán Quốc tế: Incoterm 2010, UCP 600 …

Đầu năm 2016, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (“Công ước MBHHQT”) có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Hiện có hơn 80 quốc gia là thành viên của Công ước MBHHQT, một văn bản quy định khung pháp lý thống nhất cho việc mua bán hàng hóa giữa các quốc gia thành viên.  Việc phê chuẩn Công ước này mở rộng và bổ trợ cho khung pháp lý nội luật của Việt Nam liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Công ước này sẽ hỗ trợ hoạt động giao thương hàng hóa giữa các thương nhân tại Việt Nam với khách hàng và đối tác tại các quốc gia khác bằng việc cung cấp một khung pháp lý thống nhất

Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Theo điều 81 của Bộ luật Thương mại Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

(a) Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.

(b) Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật.

(c) Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.

(d) Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.

Phân loại Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Căn cứ theo thời gian thực hiện hợp đồng

- Căn cứ theo nội dung quan hệ kinh tế

- Căn cứ theo hình thức hợp đồng:

+ Hợp đồng ký trực tiếp

+ Chào hàng: chào tự do, chào cố định

+ Đặt hàng .

 Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

 

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Số lượng hàng hóa trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Các phương thức thanh toán Quốc tế

Phương thức tín dụng chứng từ





Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn