PHÂN
TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Phần 3)
3. Số lượng (Quantity)
a)
Đơn vị tính số lượng: ghi số lượng vơi một đơn vị tính cụ thể trong 1 hợp đồng
mua bán. Lưu ý nhiều nước sử dụng hệ đo lường ngoài hệ mét
1
MT (metric ton – tấn mét) = 1000 kg = 2204.6 Lb Anh –Mỹ:
1
ST (Short ton) = 907 kg = 2000 Lb 1 LT (Long ton) = 1016 kg = 2240 Lb
b)
Phương pháp quy định số lượng
i/
Quy định cụ thể (Quy định dứt khoát số lượng): Bên mua và bên bán quy định cụ
thể khối lượng hàng hóa giao dịch: Khối lượng này được khẳng định một cách dứt
khoát. Khi giao nhận các bên sẽ không được phép giao nhận khối lượng cao hơn hoặc
thấp hơn khối lượng quy định .Dùng cho các mặt hàng đơn vị tính là cái hoặc chiếc
(hàng công nghiệp, hàng bách hóa), và những loại hàng có thể đếm được nguyên
con .VD: 100 xe hơi, 1000 máy ảnh .
ii/
Quy định phỏng chừng: Cho phép các bên có thể giao nhận với một khối lượng cao
hơn hoặc thấp hơn khối lượng khối lượng
quy định trong hợp đồng mua bán. Khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai (Tolerance).
Áp dụng khi mua hàng hóa có khả năng hao hụt tự nhiên lớn với khối lượng lớn
như hàng nông sản, ngũ cốc, phân bón, quặng… (các hàng hóa có quy cách phẩm chất
tương đối đồng đều nhau), để tránh được những khó khăn trong khi thực hiện hợp
đồng như cân hàng, thuê tàu…
-
Các cách quy định dung sai: About
-
Approximately Tolerance: 10%
-
More or less / Moreless : 5000MT
moreless 10% Plus/minus 10% (±)
-
From …. to…: From 4500 MT to 5500 MT
-
Dung sai có thể do người bán (at
Seller’s option), người mua (at Buyer’s option) hoặc do bên nào đi thuê tàu chọn
(at Charterer’s option)
-
Các trường hợp tính giá hàng của khoản
dung sai:
+
Tính theo giá của hợp đồng
+
Tính theo giá thị trường lúc giao hàng
+
Chia đôi: 1 nửa tính theo giá thị trường, 1 nửa tính theo giá hợp đồng. Khi giá
thị trường thay đổi bên được quyền chọn dung sai có thể lợi dụng dung sai để có
lợi cho mình
-
Trong một số trường hợp cần thiết người ta quy định tỉ lệ miễn trừ (Franchise):
Người bán được miễn trách nhiệm (giao bổ sung, giảm giá, bồi thường bằng tiền…)
nếu mức hao hụt tự nhiên thấp hơn tỉ lệ miễn trừ đã được quy định.
Ví
dụ: Franchise: 1%
c)
Phương pháp quy định trọng lượng:
Trọng
lượng cả bì (gross weight):
Trọng lượng của bản thân hàng hóa + trọng lượng bao bì. Áp dụng khi:
-
Chi phí sản xuất bao bì là quá nhỏ
-
Giá trị của bao bì là không đáng kể
-
Trọng lượng của bao bì là quá nhỏ so với trọng lượng hàng
Trọng
lượng tịnh (net weight): chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa
Gross
weight = Net weight + Tare
Cách tính trọng lượng
bao bì (tare):
-
Theo trọng lượng bì thực tế (actual
tare): tháo tất cả bao bì ra và cân
lên.(mất thời gian và chi phí)
-
Theo trọng lượng bình quân (average
tare): Lấy 1 tỷ lệ bao bì nhất định, cân lên và tính bình quân trọng lượng bì
còn lại
-
Theo trọng lượng bì quen dùng (customary
tare): dùng các kết quả cân đo từ trước để xác định trọng lượng bì
-
Theo trọng lượng bì ước tính (estimated
tare): Ước lượng chứ không qua cân đo
-
Theo trọng lượng bì ghi trên hóa đơn
(invoiced tare)
Trọng
lượng thương mại (Commercial weight): Là trọng lượng
hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn. Quy đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa sang trọng
lượng thương mại theo công thức:
Gtm
= Gtt x (100+Wtc) / (100+Wtt)
Gtm:
Trọng lượng thương mại của hàng hóa Gtt: Trọng lượng thực tế của hàng hóa
Wtc:
Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (%) Wtt: Độ ẩm thực tế của hàng hóa (%)
Trọng
lượng lý thuyết (theorical weight): Là trọng lượng được
xác định bằng cách tính toán đơn thuần dựa vào thể tính, khối lượng riêng và số
lượng hàng hoặc căn cứ vào thiết kế của nó (thiết bị toàn bộ). Phương pháp này
thích hợp với những mặt hàng có quy cách và kích thước cố định như: thép chữ U,
thép tấm, thép chữ I, tôn lá… Công thức:
P:
Trọng lượng lý thuyết của hàng hóa
Vi: Thể tích của một đơn vị hàng hóa i n
mi: trọng lượng riêng của hàng hóa I P=
VimiSi
Si: Số lượng hàng hóa i i 1
n: Số loại hàng hóa trong lô hàng
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:
Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản bảo hành trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Các phương thức thanh toán Quốc tế
Phương thức tín dụng chứng từ