PHÂN
TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Phần 6)
6. Thanh toán (Payment)
a)
Đồng tiền thanh toán (currency of payment)
-
Đồng tiền dùng trong thanh toán được gọi
là đồng tiền thanh toán
-
Có thể bằng đồng tiền của nước người
bán, người mua hoặc nước thứ 3.
-
Thường bên nào có ưu thế hơn bên đó sẽ lựa
chọn đồng tiền thanh toán.
-
Thường lựa chọn đồng tiền mạnh, đồng tiền
ổn định, và đồng tiền có khả năng chuyển đổi
-
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc
không trùng với đồng tiền tính giá. Nếu không trùng thì phải quy định tỷ giá chuyển đổi
b)
Thời hạn thanh toán
Thanh toán ngay (at
sight): “Trả ngay” có tính chất quy ước. Các trường hợp trả
ngay: Người mua trả tiền ngay cho người bán sau khi người bán hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên tại cảng đi trên đất liền (cảng khô
- ICD) (phù hợp FCA).
-
Người bán sau khi giao hàng thông báo
cho người mua, người mua sau khi nhận thông báo thì thanh toán ngay.
-
Người mua trả tiền ngay cho người bán
sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu (phù hợp FOB, CFR, CIF)
-
Người bán sau khi giao chứng từ cho người
mua, người mua thanh toán
-
Người mua trả tiền cho người bán sau khi
nhận được chứng từ trong vòng từ 5->7 ngày để kiểm tra bộ chứng từ trước khi
thanh toán
-
Thanh toán khi người mua nhận được hàng ở
cảng đích
Thanh toán trước:
Là việc người mua trả toàn bộ hoặc một phần tiền hàng cho người bán trước khi
phải giao hàng (người mua cấp tín dụng cho người bán dưới hình thức tiền mặt hoặc
máy móc, nguyên vật liệu…)
Khi
nào người mua trả tiền trước:
-
Khoản tiền thanh toán trước giống như
khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực
hiện hợp đồng.
-
Thể hiện thiện chí của người mua đối với
việc thực hiện hợp đồng
Thanh toán sau: Là
việc người bán cấp tín dụng cho người mua bằng trường hợp của thanh toán ngay +
X ngày
Ví
dụ: Thanh toán 90 ngày kể từ ngày giao hàng
Thanh toán hỗn hợp:
Kết hợp trả ngay, trả sau và trả trước, chia trị giá hợp đồng ra thành các mốc
thời gian thanh toán khác nhau
Ví
dụ:
-
10% trả trước khi giao hàng giống như 1
phần tiền để đặt cọc
-
50% thanh toán khi người bán xuất trình
bộ chứng từ
-
30% thanh toán sau khi người mua nhận được
hàng thực sự
-
10% còn lại sau khi máy móc đưa vào vận
hành
Phương
thức thanh toán (Methods of payment): Có
nhiều phương thức thanh toán khác nhau: tiền mặt (cash payment), ghi sổ
(open-account), nhờ thu (collection), tín dụng thư (L/C)…Cần nghiên cứu kỹ để lựa
chọn phương thức phù hợp.
Bộ
chứng từ thanh toán:
Là những chứng từ mà người bán cần xuất trình để được ngân hàng thanh toán
7. Bao bì và ký mã hiệu
(Packing and marking)
a)
Bao bì
i/
Phương pháp quy định chất lượng bao bì
Quy định chung chung: chất lượng bao bì phù hợp
với một phương tiện vận tải nào đó.
Ví dụ: Bao bì phù hợp với vận tải đường
biển
-
Bao bì phải được làm bằng các nguyên vật
liệu bền chắc, tránh được va chạm và sức nén
-
Bao bì làm bằng hình chữ nhật, tránh làm
hình biến dị để tiết kiệm dung tích của thùng chứa, tiết kiệm chi phí vận tải
-
Nếu bao bì được làm bằng nguyên vật liệu
là gỗ thì có thể đối với mặt hàng nhỏ hơn 50Kg thì độ dày của gỗ ≤ 1cm; nếu khối
lượng từ 50-100kg: độ dày của gỗ là 1,5cm; nếu khối lượng > 100kg: độ dày 2cm
-
Không nên đóng trong cùng một kiện hàng
những lô hàng có suất cước khác nhau
Bao bì phù hợp với vận
tải đường sắt:
-
Chất lượng bao bì phải phù hợp với quy định
của cơ quan đường sắt của từng nước
-
Bao bì phải bền chắc để phù hợp với chuyển
tải và bốc dỡ hàng
-
Đối với siêu trường siêu trọng phải có
chế độ gửi hàng đặc biệt
Bao bì phù hợp với vận
tải đường hàng không:
-
Bao bì phải có kích thước phù hợp với
kích thước của hàng
-
Các nguyên vật liệu sản xuất bao bì phải
bền chắc nhưng nhẹ và tránh làm bằng nguyên vật liệu dễ bốc cháy
Quy định cụ thể về bao bì:
-
Yêu cầu vật liệu làm bao bì
-
Yêu cầu về hình thức của bao bì
-
Yêu cầu kích thước của bao bì
-
Yêu cầu số lớp của bao bì và cách cấu tạo
ii/Phương
pháp cung cấp bao bì
-
Phương pháp phổ biến: bên bán cung cấp
bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua
-
Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói
hàng hóa, sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì/thuê bao bì. Áp dụng
trong trường hợp bao bì có thể sử dụng nhiều lần hoặc chi phí sản xuất bao bì
cao, bao bì chuyên dụng (container)
-
Bên mua gửi bao bì để người bán đóng
hàng. Áp dụng khi bao bì quá khan hiếm
iii/
Phương pháp xác định giá cả bao bì
-
Chi phí bao bì được tính gộp vào giá
hàng (Including packing Packing
charges included)
-
Giá bao bì được người mua trả riêng: người
mua thanh toán cho người bán chi phí hàng và chi phí bao bì riêng.
-
Chi phí bao bì được tính bằng mức % so với
giá hàng
-
Căn cứ vào chi phí sản xuất bao bì thực tế
-
Giá của bao bì được trả cùng với giá
hàng Gross weight for net: cả bì coi như tịnh
Ví dụ: Giá 300 USD/ MT là giá hàng tịnh,
chi phí bao bì quá nhỏ, người bán khuyến mại không tính
b)
Ký mã hiệu: Là những ký hiệu, hàng chữ hướng dẫn sự giao nhận hàng, vận chuyển
bảo quản hàng hóa
Yêu
cầu ký mã hiệu:
-
Viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe
-
Dễ đọc, dễ thấy . Kích thước ≥2cm
-
Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa
-
Dùng màu đen hoặc tím đối với hàng hóa
thông thường, màu đỏ đối với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại
-
Viết theo thứ tự nhất định
-
Ký mã hiệu phải được kẻ ít nhất hai mặt
liền nhau…
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:
Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Số lượng hàng hóa trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều khoản bảo hành trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Các phương thức thanh toán Quốc tế
Phương thức tín dụng chứng từ