Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế


PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

(Phần 4)

4. Giao hàng (Delivery/ Shipment)

Xác định thời gian, địa điểm, phương thức và thông báo giao hàng

a) Thời hạn giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tức là hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua phù hợp với một điều kiện thương mại nào đó (điều kiện cơ sở giao hàng)

i/ Thời hạn giao hàng

Phương pháp quy định thời hạn giao hàng:

+ Thời hạn giao hàng có định kỳ Cách xác định thời hạn giao hàng

-       Vào một ngày cố định

-       Quy định vào một ngày cuối cùng mà các bên phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

-       Cho phép việc giao hàng vào một khoảng thời gian nhất định

-       Vào một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của người mua

Ví dụ: Delivery: September/December at Buyer’s option

+ Thời hạn giao hàng không định kỳ

Đây là cách quy định chung chung ít được dùng. Có thể thỏa thuận:

-       Giao hàng được tiến hành sau khi người mua đi mở thư tín dụng

-       Giao hàng sau ngày cảng thông thương

-       Giao hàng sau khi người mua thuê được phương tiện vận tải

+ Thời hạn giao hàng ngay, cách ghi:

-       Giao nhanh (prompt delivery)

-       Giao ngay lập tức (Immidiately)

-       Giao càng sớm càng tốt (As soon as possiple)

Những cách ghi trên đây được giải thích ở từng nơi từng vùng một cách khác nhau.

Vì vậy không nên dùng cách quy định này.

ii) Địa điểm giao hàng

-   Quy định rõ cảng giao hàng, cảng đến và cảng thông quan

-   Quy định nhiều cảng đến và nhiều cảng đi

-   Quy định những cảng biển chủ yếu của một khu vực nào làm cảng lựa chọn đối với một trong 2 bên

Ví dụ: CIF một cảng an toàn của Nhật Bản: Người bán có thể lựa chọn một cảng nào đó thuận tiện nhất ở Nhật Bản để giao hàng

iii) Phương thức giao hàng

Có thể quy định việc giao nhận ở nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhận cuối cùng

+ Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa được xác định sự phù hợp về số lượng chất lượng so với hợp đồng. Thường được tiến hành ở nơi gửi hàng hay địa điểm sản xuất hàng hóa. Nếu có điều gì thì người mua có quyền yêu cầu khắc phục ngay

+ Giao nhận cuối cùng: Xác nhận việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng về các mặt số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng

Có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một địa điểm nào đó là giao nhận về số lượng hay chất lượng

+ Giao nhận về số lượng: Xác định số lượng thực tế hàng được giao bằng các phương pháp cân đo, đong đếm.

VD: Hợp đồng quy định: “trọng lượng bốc hàng”: địa điểm xác định là cảng gửi hàng

+ Giao nhận về chất lượng: Việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất…

iv) Thông báo giao hàng

Thông báo là cần thiết khi các bên thỏa thuận quy định thời gian giao hàng là một khoảng thời gian nhất định. Có 3 loại thông báo:

+ Thông báo trước khi giao hàng: Cần thiết và áp dụng khi người mua thuê phương tiện vận tải. Người bán thông báo hàng đã sẵn sàng để giao. Nội dung thông báo: tên hàng, khối lượng hàng, trọng lượng hàng

+ Thông báo về con tàu chở hàng: điều khoản này rất quan trọng nếu người bán giao hàng nhưng người mua đi thuê phương tiện vận tải. Người mua thông báo những chi tiết của phương tiện vận tải: tên tàu, tuổi tàu, quốc tịch, trọng tải của tàu, thời gian dự kiến tàu đến (ETA: estimated time of arrival)

+ Thông báo sau khi giao hàng: Người bán sau khi giao hàng thông báo tình hình giao hàng, kết quả giao hàng. Nội dung: tên tàu, khối lượng, phẩm chất, quốc tịch để người mua nhận diện hợp lý ở càng dỡ hàng

v) Một số quy định khác về việc giao hàng

+ Partial shipment (not) allowed: có cho phép giao hàng từng phần hay không hay phải giao theo một chuyến

+ Transhipment (not) allowed: có cho phép chuyển tải hay không

+ Stale B/L (not) allowed: có cho phép vận đơn đến chậm hay không

Vận đơn đến chậm (Stale bill of lading): Là vận đơn đến tay người nhận hàng chậm trễ, làm cho người này không nhận hàng kịp thời trong khi tàu và hàng hóa đã đến trước. Trường hợp vận đơn đến chậm có thể xảy ra khi cự ly vận chuyển giữa cảng gởi và cảng đến quá ngắn hoặc người bán gặp những trục trặc ngăn trở lập và gởi bộ chứng từ thanh toán hàng mua bán kịp thời. Để đề phòng tránh hậu quả bất lợi do tình hình trên, người bán cần có biện pháp khắc phục (Gửi chứng từ vận tải theo tàu,, dùng thông báo điện tử,...) hoặc thoả thuận trước với người nhận hàng.


Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản Số lượng hàng hóa trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Các phương thức thanh toán Quốc tế

Phương thức tín dụng chứng từ



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn