Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế


PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

(Phần 2)

2  Chất lượng (Quality): Là điều khoản quan trọng của một hợp đồng mua bán vì nó nói lên mặt chất của hàng hóa mua bán, là tập hợp các chỉ tiêu về tính năng, quy cách, kích cỡ, tác dụng, công suất, hiệu suất, thẩm mỹ … của hàng hoá đó

Các phương pháp quy định phẩm chất:

i) Xác định phẩm chất theo mẫu: Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một số ít hàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng về quy cách phẩm chất.

Trường hợp áp dụng:

+ Những mặt hàng có phẩm chất ít bị thay đổi với các yếu tố bên ngoài

+ Những mặt hàng sản xuất không có tiêu chuẩn hóa

+ Những mặt hàng có quy cách phẩm chất tương đối đồng đều nhau

Ví dụ: Nông sản: gạo, cà phê

Cách thức tiến hành:

+ Mẫu do người bán đưa: Người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu người mua đồng ý với mẫu của người bán, người bán lập 3 mẫu có quy cách phẩm chất giống nhau: 1 mẫu người bán giữ, 1 mẫu người mua giữ, 1 mẫu gửi cho cơ quan trung gian để làm cơ sở giải quyết tranh chấp (nếu có)

+ Mẫu do người mua đưa: trên cơ sở mẫu của người mua, người bán sản xuất mẫu đối, nếu người mua đồng ý thì người bán sẽ nhân mẫu làm 3 bản

Yêu cầu: Mẫu được rút ra từ chính lô hàng và Mẫu phải có phẩm chất trung bình

Lưu ý:

·      Mẫu có tính tiền không

·      Khi ký kết hợp đồng phải làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau

Trên mẫu ghi: Mẫu thuộc hợp đồng số…

Trên hợp đồng ghi:

-          Chất lượng: theo mẫu số… đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày…

-          Mẫu là một phụ kiện không thể tách rời của hợp đồng.

-          Thời gian giữ mẫu

Được quy đinh rõ ràng trên hợp đồng :

-          Tương ứng với mẫu hàng (Correspond to sample)

-          Y hệt như mẫu (As per sample)

-          Tương tự như mẫu (According to sample)

-          Khoảng chừng như mẫu (About as per sample)

Trình tự lấy mẫu đối với mặt hàng nông sản:

(1)      Lấy từ lô hàng giao dịch 1 lượng hàng để làm mẫu

(2)      Thỏa thuận để thống nhất lượng mẫu đã lấy là vừa đủ hay chưa

(3)      Tiến hành đóng gói, niêm phong, ghi ngày tháng lấy mẫu và các bên cùng ký tên vào gửi đi

ii) Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn: Những sản phẩm đã có những tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất sản phẩm.

Các cơ sở xác định phẩm chất của sản phẩm là theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nghành

Lưu ý:

+ Cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn

+ Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu thấy cần thiết

+ Theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ, không ghi mập mờ

Ví dụ: Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam TCVN 4193: 2005

iii) Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ viết… để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với các cơ sở sản xuất khác. Mỗi nhãn hiệu đại diện cho một phẩm cấp nhất định, vì vậy trên hợp đồng người ta có thể dẫn chiếu đến nhãn hiệu để nói lên phẩm chất của hàng hóa mua bán. Tuy nhiên cần lưu ý xem nhãn hiệu đã được đăng ký chưa? Được đăng ký ở thị trương nào? Hãng sản xuất có đăng ký tại thị trường mua sản phẩm chưa? Cân ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm và chú ý đến những nhãn hiệu tương tự

iv) Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật: Áp dụng chủ yếu đối với các mặt hàng công nghiệp, hàng máy móc thiết bị

Tài liệu kỹ thuật có thể là:

-       Sơ đồ lắp ráp

-       Các bản vẽ thiết kế

-       Hướng dẫn sử dụng

-       Bảng thuyết minh về tính năng và tác dụng của hàng

-       Catalog…

Khi quy định chất lượng của hàng hóa dựa vào tài liệu kỹ thuật, cần lưu ý

-       Quy định về loại tài liệu kỹ thuật

-       Ngôn ngữ của tài liệu kỹ thuật

-       Trách nhiệm của các bên có liên quan tới tài liệu kỹ thuật

-       Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng

v) Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng chất nào đó trong sản phẩm: Theo phương pháp này người ta quy định hàm lượng chất chủ yếu có trong hàng hóa.

Chất chủ yếu là chất nhiều và quan trọng trong hàng hóa.

Chia sản phẩm ra làm 2 loại chất

-       Chất có ích: Qui định hàm lượng tối thiểu

-       Chất có hại : qui định hàm lượng tối đa VD: Qui định chất lượng NPK , Hàm lượng N2O: 16% Min , P2O: 16% Min K2O: 16% Min , Moisture: 10%Max

vi) Xác định phẩm chất dựa vào trọng lượng riêng (dung trọng) của hàng hóa: Trọng lượng riêng là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị thể tích hàng hóa. Nó phản ánh phẩm chất của hàng hóa: tính chất vật lý, hình dạng, kích cỡ, trọng lương, tỷ trọng tạp chất của hàng hóa… và độ chắc của hàng hóa.

Ví dụ: Hạt tiêu Việt Nam : 500g/lít

vii) Dựa vào xem hàng trước: (đã xem và đồng ý – Inspected and approved, sale by inspection). Nếu áp dụng,hợp đồng có hiệu lực dựa trên việc người mua xem hàng hóa trước và đồng ý.Trong thời hạn qui định người mua không đến xem hàng thì coi như đồng ý. Sau khi giao hàng người mua sẽ không được quyền khiếu nại về quy cách phẩm chất của hàng hóa

Trường hợp áp dụng

- Đấu giá, Mua tại kho của người bán, Thị trường thuộc về người bán

viii) Xác định giá dựa vào hiện trạng của hàng hóa (sale by tale quale): Bán hàng theo hiện trạng được hiểu là hàng có như thế thì giao như thế (As is sale – arrive sale – có sao bán vậy), sau khi nhận hàng người mua không được quyền khiếu nại về phẩm chất hàng hóa.

Đặc điểm: Giá bán không cao

Trường hợp áp dụng:

-       Bán hàng khi tàu đến.Vd: hàng hóa bị hư hại khi chuyên chở, người mua không nhận hàng, người bán hủy hợp đồng và tuyên bố bán

-       Bán hàng thanh

-       Bán khi thị trường thuộc về người bán

ix) Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng: Khi mua bán những mặt hàng như nông sản, nguyên liệu mà chất lượng của chúng khó tiêu chuẩn hóa, trên thị trường quốc tế, người ta thường dùng các chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ

+ FAQ: Fair average quality – phẩm chất trung bình khá: Người bán hàng từ một cảng nhất định phải giao theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của loại hàng đó vẫn thường được gửi từ cảng đó, trong một thời kỳ nhất định (năm, quý, vụ…). Muốn xác định phẩm chất bình quân trong một quý, trong quý đó cứ mỗi lô hàng được gửi từ một cảng nhất định, người ta đều lấy mẫu. Đến cuối quý, người ta trộn những mẫu đó lại và rút ra một mẫu bình quân

+ GMQ : Good merchantable quality: phẩm chất tiêu thụ tốt: Người bán phải giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách mua bình thường, sau khi xem xét đầy đủ có thể mua được. Ngoài ra trong từng ngành buôn bán, tập quán lại còn hình thành những chỉ tiêu đại khái phù hợp với ngành đó

x) Xác định phẩm chất dựa vào sự mô tả: Nêu các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích thước hoặc các chỉ tiêu về phẩm chất của hàng hóa.

Phương pháp này áp dụng cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được.

Thường sử dụng kèm theo các phương pháp trên

Lưu ý: Việc lựa chọn các phương pháp quy định phẩm chất tùy thuộc vào:

-   Tính chất của hàng hóa

-   Tâp quán mua bán của từng ngành hàng

-   Tùy thuộc vào các phương thức giao dịch

-   Sự tương quan lực lượng giữa các bên trong hợp đồng

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Số lượng hàng hóa trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Các phương thức thanh toán Quốc tế

Phương thức tín dụng chứng từ



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn