PHÂN
TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Phần 7)
8. Bảo hành (Warranty)
Bảo
hành là sự đảm bảo của người bán đối với chất lượng của hàng hóa sau khi giao
hàng
a/
Các trường hợp bảo hành:
-
Người bán nhận trách nhiệm bảo hành đối
với chất lượng của nguyên vật liệu tạo nên hàng hóa
-
Sự đảo bảo về mặt cấu trúc của hàng hóa
-
Sự đảm bảo đối với kỹ thuật gia công của
hàng hóa
b/
Các loại bảo hành
-
Bảo hành thông thường: Người bán bảo hành cho người mua đối với chất lượng hàng
hóa trong một khoảng thời gian nhất định
-
Bảo hành kỹ thuật: Là sự bảo đảm của người bán đối với các vấn đề kỹ thuật về
gia công, chế biến của hàng hóa. Áp dụng đối với hàng có tiêu chuẩn hóa cao về
mặt chất lượng
-
Bảo hành thực hiện: Sự đảm bảo về mặt chất
lượng của người bán sau khi giao hàng và máy móc cho ra đời một số sản phẩm nhất
định
c/
Quy định điều khoản bảo hành:
-
Thời gian bảo hành: Cần phải quy định rõ
ràng, đặc biệt chú ý đến cách tính thời hạn bảo hành: thời hạn bảo hành được bắt
đầu tính từ thời điểm nào
-
Nội dung bảo hành: Người bán cam kết
trong thời hạn bảo hành sẽ bảo đảm các nội dung gì
9 Phạt và bồi thường
thiệt hại (Penalty)
Quy
định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần)
do nguyên nhân chủ quan gây ra. Mục đích:
-
Làm cho đối phương nhụt ý định không thực
hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng
-
Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường
thiệt hại gây ra mà không cần yêu cầu tòa xét
xử
Các trường hợp phạt:
-
Phạt chậm giao hàng
-
Phạt giao hàng không phù hợp về số , chất lượng
-
Phạt do chậm thanh toán
10.
Bảo hiểm (Insurance)
Bảo hiểm trong hợp đồng thương mại quốc
tế được quy định theo thỏa thuận được thể hiện trong hợp đồng.
+ Xác định bên nào là người mua bảo hiểm
+ Điều kiện bảo hiểm cụ thể
+ Loại chứng thư bảo hiểm
11. Bất khả kháng
(Force majeure)
Bất
khả kháng là trường hợp vì những lý do khách quan không phụ thuộc vào bên bán,
bên mua và cản trở một bên thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
a/
Đặc điểm:
-
Không thể lường trước được
-
Không thể vượt qua (không thể khắc phục được)
-
Xảy ra từ bên ngoài (do khách quan gây ra)
Trong
hợp đồng người ta thường quy định rõ rủi ro nào là bất khả kháng
b/
Quyền và nghĩa vụ các bên khi gặp trường hợp bất khả kháng (THBKK)
Nghĩa vụ:
-
Nghĩa vụ thông báo: bên gặp THBKK sẽ phải
có nghĩa vụ thông báo cho bên kia biết sau khi xảy ra tổn thất
-
Sau khi thông báo các bên phải hoàn
thanh xin xác nhận về THBKK của phòng thương mại địa phương nơi xảy ra THBKK
Quyền lợi:
Các bên sau khi gặp THBKK nếu hoàn thành
nghĩa vụ thông báo và xin xác nhận thì sẽ được miễn trách (nghĩa là cho phép
kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc tuyển bố hủy hợp đồng nếu tổn thất quá
nặng)
c/
Điều khoản bất khả kháng gồm 3 điều khoản sau:
-
Các sự kiện tạo nên bất khả kháng
-
Thủ tục ghi nhận sự kiện
-
Hệ quả của bất khả kháng
12. Khiếu nại (Claim)
Khiếu
nại là việc một bên yêu cầu bên kia bồi thường cho những chi phí phát sinh do
việc vi phạm hợp đồng gây nên (Giao hàng không phù hợp về mặt số lượng, chất lượng,…)
Trong điều khoản này
các bên quy định
•
Trình tự tiến hành khiếu nại
•
Thời hạn khiếu nại
•
Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan đến
việc phát đơn khiếu nại
•
Các phương pháp điều chỉnh khiếu nại
Để
khiếu nại bên kia, người ta phải làm hồ sơ khiếu nại gồm
•
Thư khiếu nại: Là một văn bản do người
khiếu nại lập có nêu rõ nguyên nhân và đề nghị được giải quyết khiếu nại
•
Các chứng từ chứng minh: để có sức thuyết
phục người khiếu nại phải gửi bản sao hợp đồng mua bán, các chứng từ có liên
quan đến hàng hóa như: hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng,
phiếu đóng gói, bản kê chi tiết, chứng thư giám định (Certificate of
Inspection) do cơ quan có thẩm quyền cấp…
13 . Trọng tài
(Arbitration)
Điều
khoản về trọng tài cần quy định rõ các nội dung sau:
-
Ai là người đứng ra phân xử ?
-
Luật áp dụng vào việc xét xử ?
-
Địa điểm tiến hành trọng tài
-
Cam kết chấp hành tài quyết
-
Phân định chi phí trọng tài…
Nguồn
luật điều chỉnh hợp đồng: Do các bên mua bán thỏa thuận về:
-
Các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng:
-
Thỏa thuận song đa phương do quốc gia ký
-
Công ước Viên 1980 ( Việt nam đã tham
gia 2016 )
-
Áp dụng luật nước người bán hoặc nơi ký
-
Luật do trọng tài do các bên chọn, lựa
chọn .
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:
Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Số lượng hàng hóa trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Các phương thức thanh toán Quốc tế
Phương thức tín dụng chứng từ