Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Điều khoản Giá cả hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế


PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 (Phần 5)

5. Giá cả (Price)

a) Đồng tiền tính giá

-       Có thể là đồng tiền nước người bán, nước người mua hoặc nước thứ 3

-       Thường lựa chọn đồng tiền tương đối ổn định hoặc 1 đồng tiền mạnh

b) Các phương pháp quy định giá

+ Định giá cố định (fixed price): Giá được khẳng định khi ký kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Được dùng khi:

-       Mặt hàng được mua bán có khả năng biến động giá là ít

-       Hợp đồng thường ngắn hạn

+ Định giá sau: Giá không được xác định vào lúc ký kết hợp đồng mà sau khi ký hợp đồng bằng thỏa thuận, đàm phán hoặc dựa vào giá thế giới một ngày nào đó trước khi giao hàng.

+ Giá có thể xét lại (giá linh hoạt) – Rivesable price: Giá xác định vào lúc ký hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có sự biến đổi tới mức nhất định.

Ví dụ:

Hợp đồng ghi:

-       Unit price: USD 270 /MT Total price: USD 27,000

-       Nếu giá thị trường biến động từ 3->5%  điều chỉnh lại

+ Định giá di động – sliding scale price: Giá được tính toán dứt khoát vào lúc ký kết hợp đồng nhưng có đề cập tới những biến động chi phí về sản xuất trong thời kỳ thức hiện hợp đồng. Được dùng khi các mặt hàng được mua bán có thời gian chế tạo lâu dài.

Ví dụ:

Tàu biển, máy bay, dây chuyền sản xuất, thiết bị toàn bộ…

Công thức: P1=(Po:100)x (a + b x M1:Mo + c x S1:So)

Trong đó:

P1: Giá cuối cùng, dùng để thanh toán

Po: Giá cơ sở, được quy định khi ký kết hợp đồng

a: tỷ trọng của chi phí cố định (%) (Chi phí hành chính, lãi cho người kinh  doanh,…)

b: tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu (%) c: tỷ trọng của chi phí nhân công (%)

a + b + c = 100%

Mo và M1: giá cả nguyên vật liệu lúc ký kết hợp đồng và lúc xác định giá thanh toán

So và S1: Tiền lương hoặc chỉ số tiền lương lúc ký kết hợp đồng và lúc xác định giá thanh toán

c) Giảm giá (discount)

+ Xét về nguyên nhân giảm giá:

-   Giảm giá do mua số lượng lớn

-   Giảm giá thời vụ: khuyến khích người mua vào lúc trái thời vụ, lúc nhu cầu ít căng thẳng

-   Giảm giá do hoàn lại hàng mà trước đó đã mua

+ Xét về cách tính toán các loại giảm giá

-   Giảm giá đơn

-   Giảm giá kép

-   Giảm giá lũy tiến

-   Giảm giá tặng thưởng

d) Điều kiện cơ sở giao hàng

Khi xác định giá cả, phải luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá đó.

Trong hợp đồng ngoại thương điều khoản giá cả được trình bày:

-   Unit price:

-   Total price

Ví dụ: Giá được hiểu là giá cảng FOB cảng Sài Gòn, Việt Nam theo Incoterms 2010, đã bao gồm chi phí bao bì.


Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

Điều khoản hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Chất lượng hàng hóa trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Giao hàng trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản Số lượng hàng hóa trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng Thương mại Quốc tế

Các phương thức thanh toán Quốc tế

Phương thức tín dụng chứng từ




Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn